Phê phán ngôn ngữ về vấn đề tâm-vật Triết_học_tinh_thần

Mỗi nỗ lực trả lời vấn đề tâm-vật đều gặp phải những vấn đề cơ bản. Một số triết gia cho rằng điều này là do có sự mơ hồ khái niệm cơ bản[58]. Các triết gia này, như Ludwig Wittgenstein và những người tiếp nối ông trong truyền thống phê phán ngôn ngữ, vì thế loại bỏ vấn đề này vì cho rằng nó là phi thực tế[59]. Họ lập luận rằng người ta đã sai lầm khi hỏi làm thế nào các trạng thái sinh học và tinh thần gắn với nhau. Thay vì vậy, đơn giản nên chấp nhận rằng kinh nghiệm con người có thể được mô tả theo những cách khác nhau, chẳng hạn theo một từ vựng tinh thần và một từ vựng sinh học. Những vấn đề phi thực tế nảy sinh nếu người ta cố gắng mô tả cái này theo từ vựng của cái kia hay nếu từ vựng tinh thần được áp dụng vào các ngữ cảnh sai[59]. Chẳng hạn, đây là trường hợp của việc người ta tìm kiếm các trạng thái tinh thần của bộ não. Bộ não đơn giản là ngữ cảnh sai để sử dụng từ vựng tinh thần — sự tìm kiếm các trạng thái tinh thần của bộ não do đó là một sai lầm phạm trù hoặc một loại nhầm lẫn trong lập luận[59].

Ngày nay, lập trường như vậy thường được tiếp thu bởi những người diễn giải Wittgenstein như Peter Hacker[58]. Tuy nhiên, Hilary Putnam, người lập nên thuyết chức năng, cũng đã chấp nhận lập trường cho rằng vấn đề tâm-vật là một vấn đề phi thực tế và cần được giải trừ theo cách thức của Wittgenstein[60].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Triết_học_tinh_thần http://ditext.com/feigl/mp/mp.html http://www.informationphilosopher.com/books/scanda... http://link.springer.com/article/10.1007%2Fs11098-... http://adsabs.harvard.edu/abs/1936FrInJ.221..349E http://plato.stanford.edu/archives/fall2003/entrie... http://plato.stanford.edu/archives/fall2008/entrie... http://plato.stanford.edu/archives/sum2002/entries... http://plato.stanford.edu/archives/sum2002/entries... http://plato.stanford.edu/archives/win2005/entries... http://plato.stanford.edu/entries/neutral-monism/#...